Biện pháp, quy trình thi công đường bê tông xi măng
Đường bê tông có lẽ đã không còn quá xa lạ với mọi người. Thi công đường bê tông xi măng là giải pháp tiết kiệm chi phí và phù hợp với nhiều tuyến đường ở cả thành thị lẫn nông thôn. Nếu bạn cũng quan tâm và muốn tìm hiểu biện pháp, quy trình thi công đường bê tông xi măng đúng tiêu chuẩn, hãy tham khảo những thông tin Sài Gòn ATN chia sẻ dưới đây.
Biện pháp thi công đường bê tông xi măng
Có 02 cách thi công đường bê tông xi măng. Đó là: tráng mặt đường bê tông tại chỗ và sử dụng mặt đường lắp ghép.
Thông thường, chúng ta chỉ thấy các con đường bê tông được tráng bề mặt. Biện pháp thi công đường bê tông xi măng này được sử dụng phổ biến vì ít phải tốn công vận chuyển các tấm xi măng lớn. Tuy nhiên, phương pháp này bất tiện cho việc đi lại vì phải mất một khoảng thời gian khá dài để bề mặt bê tông khô hoàn toàn và đôi khi tính thẩm mỹ không cao. Ngược lại, cách thi công đường bê tông xi măng bằng lắp ghép lại ít tốn thời gian hơn khi chỉ cần lắp các tấm bê tông đúc sẵn vào nền móng, không chỉ có thể nhanh chóng lưu thông mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ. Bù lại, phải mất thời gian và công sức để chuyển các tấm bê tông đến công trình.
Các bước thi công đường bê tông xi măng
Thi công đường bê tông xi măng được thực hiện theo quy trình cơ bản gồm 11 bước như sau:
Bước 1: Thi công lớp móng
Đầu tiên, thi công lớp móng thô chưa hoàn thiện bề mặt. Sau đó, chuyển sang giai đoạn 2 hoàn thiện bề mặt lớp móng trước khi đổ bê tông lớp mặt. Lưu ý rằng lớp móng phải ổn định, bằng phẳng và chắc chắn. Sau khi hoàn thành cần làm thêm lớp cách ly và lớp ngăn cách với bề mặt.
Bước 2: Chuẩn bị vật liệu đổ lớp mặt
Sử dụng các loại vật liệu phù hợp với tiêu chuẩn đường bê tông, kiểm tra lại chất lượng vật liệu trước khi sử dụng.
Bước 3: Xử lý bề mặt lớp móng
Lu đầm, san phẳng lại lớp móng nếu cần thiết. Làm lớp cách ly móng với nền bằng giấy dầu hoặc nhũ tương thấm.
Bước 4: Lắp ván khuôn
Định vị ván khuôn chắc chắn rồi kiểm tra lại kích thước, chèn khe hở, quét vật liệu chống dính.
Bước 5: Gia công, lắp cốt thép
Tiến hành gia công, lắp đặt cốt thép truyền lực, giá đỡ và lưới cốt thép. Sau đó, định vị và bố trí cốt thép khe nổi.
Bước 6: Chế tạo hỗn hợp bê tông
Trộn và chế tạo bê tông theo các mác đã định sẵn tại trạm, cứ 500 m3 kiểm tra chất lượng một lần.
Bước 7: Vận chuyển hỗn hợp bê tông
Dùng xe chuyên dụng để vận chuyển bê tông, đảm bảo thời gian đủ để bê tông không bị kết dính.
Bước 8: Đổ dầm và nén bê tông
Dùng máy rải hoặc thiết bị chuyên dụng khác đổ dầm, nén bê tông.
Bước 9: Hoàn thiện lớp mặt
Làm phẳng bề mặt đường bê tông, loại bỏ các bê tông thừa. Có thể tạo nhám cho mặt đường để hạn chế trơn trượt.
Bước 10: Làm khe nối
Sau khi bê tông đã khô cứng, dùng máy cắt chuyên dụng để cắt các khe nối. Vệ sinh lại sau khi thực hiện. Tiếp theo, dùng thanh xốp chèn khe hoặc matit rót đầy khe nối.
Bước 11: Bảo dưỡng bê tông
Bơm nước tưới ẩm hoặc phủ bằng vật liệu tạo màng. Khi bê tông đã đủ độ cứng thì tháo các ván khuôn.
Nếu cần thiết, có thể tiến hành lắp thêm gờ giảm tốc.
Trên đây là biện pháp và quy trình thi công đường bê tông xi măng mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Hi vọng sau khi tham khảo, bạn đã hiểu rõ cách thi công đường bê tông xi măng như thế nào và bao gồm mấy bước.
Bài viết liên quan
- Lý giải hiện tượng mặt gương cầu lồi mới mua về bị mờ
- Điểm giống và khác của gương cầu lồi PC với gương cầu lồi inox
- So sánh điểm giống và khác của cọc tiêu hình trụ và cọc tiêu hình chóp nón
- Gờ giảm tốc chịu lực tối đa được bao nhiêu tấn?
- Các loại màng phản quang 3M được sử dụng làm biển báo giao thông
- Phân biệt các loại vạch kẻ đường màu trắng để tránh bị phạt
- Tại sao cần chọn đơn vị thi công sơn vạch kẻ đường uy tín?
- Những sai lầm thường gặp khi sử dụng gờ giảm tốc cao su
- Những điều thú vị về giao thông tại Thái Lan
- Top 10 cây cầu đẹp và nổi tiếng nhất thế giới
- Phân loại cầu đường bộ và các mẫu cầu giao thông phổ biến nhất
- Cách tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ