Biện pháp thi công hộ lan tôn sóng
Hộ lan tôn sóng hay hộ lan mềm là giải pháp an toàn giao thông không thể thiếu trên các tuyến đường đèo, cầu đường bộ hay những tuyến đường có lề cao,….Thi công tường hộ lan là công việc không quá phức tạp nhưng đòi hỏi phải có độ chính xác và đúng tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn. Để rõ hơn về quy trình xây dựng hệ thống hộ lan, hãy cùng Công ty Sài Gòn ATN tìm hiểu biện pháp thi công hộ lan tôn sóng trong nội dung dưới đây.
Biện pháp thi công hộ lan tôn lượn sóng
Có 2 biện pháp để thi công hộ lan tôn sóng là: thi công cột hộ lan bằng phương pháp khoan cơ giới hoặc thi công cột hộ lan bằng phương pháp khoan thủ công. Trong đó, phương pháp khoan cơ giới sẽ giúp tiết kiệm được nhân công và rút ngắn thời gian thi công hơn rất nhiều lần. Cách thức thực hiện như sau:
Bước 1: Định vị tim cột bằng các dụng cụ chuyên dụng.
Bước 2: Đào hố móng.
Bước 3: Lắp tôn sóng, cột và hộp đệm.
Ở đoạn thẳng, lắp cột cách nhau khoảng 100m và khoảng 30 - 50m ở đoạn cong. Nếu áp dụng biện pháp khoan cơ giới, trình tự lắp sẽ được tiến hành như sau:
- Đưa máy đóng cọc hộ lan tôn lượn sóng vào vị trí đóng bằng cách điều khiển trên buồng lái. Lúc này, cần thêm 1 công nhân dựng cột thẳng đứng sao cho đúng vị trí được đánh dấu. Cứ như thế, điều khiển đóng làm sao cho cột thẳng đứng như yêu cầu. Máy đóng có thể thi công được khoảng 30 - 50 cột trong 1 giờ.
- Sau khi đóng xong 1 cột, có thể di chuyển đóng tiếp cột kế mà không cần phải thực hiện thêm bước 4 đến bước 5. Nếu áp dụng phương pháp khoan thủ công, còn phải thực hiện thêm bước 4, 5 và 6.
Bước 4: Dùng cây chống cân chỉnh chống đỡ, kê,…để định vị cho đúng.
Bước 5: Tiến hành đổ bê tông móng.
Bước 6: Chờ bê tông khô trong khoảng 24 giờ rồi tháo cây chống.
Yêu cầu kỹ thuật khi thi công:
- Cột hộ lan phải có phương thẳng đứng, được chôn trong nền đường theo đúng như bản vẽ thiết kế, đảm bảo chiều sâu ít nhất là 1,3 mét.
- Móng cột phải được giữ ổn định cho đến khi lắp đặt tôn sóng. Trường hợp ép nén cột xuống nền đường làm lay động đến độ ổn định của nền đường dưới móng cột thì phải chỉnh sửa cho thân cột thẳng đứng và đầm chặt nền đường theo như quy định.
- Thân cột chắc chắn, không bị lung lay,….
- Phần diện tích xung quanh cột phải được san lấp bằng vật liệu gia cố lề hoặc đất đắp nền đường đầm chặt với độ chặt tối thiểu K > 0.95.
- Khi đóng cột hộ lan cần có giải pháp đệm gỗ (hoặc cao su) đầu cột, không được làm biến dạng đầu cột và bóp méo thân cột.
Trên đây là biện pháp thi công tôn sóng hộ lan mà Sài Gòn ATN muốn chia sẻ với các bạn. Hi vọng rằng sau khi tham khảo bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về cách thức thi công tường hộ lan mềm là gì. Nếu có nhu cầu thi công hộ lan tôn lượn sóng hoặc cần được tư vấn thêm thông tin, vui lòng liên hệ với Công ty Sài Gòn ATN chúng tôi qua số Hotline: 0934 638 458 để được tư vấn và báo giá chi tiết. Chúng tôi luôn sẵn sàng để tiếp nhận thông tin và hỗ trợ quý khách hàng. Xin cảm ơn!
Bài viết liên quan
- Khe co giãn trên mặt cầu và những điều bạn cần biết
- Những loại gương cầu lồi được dùng cho xe ô tô
- Tìm hiểu hộ lan tôn mạ kẽm nhúng nóng
- Bật mí 5 con đường đẹp nhất thế giới
- Các loại lan can cầu thông dụng hiện nay
- Tìm hiểu về đinh phản quang 3M
- Tiêu chuẩn thiết kế hộ lan tôn lượn sóng
- Những sự cố thường gặp khi thi công sơn vạch kẻ đường
- Phân biệt ý nghĩa của các vạch sơn kẻ đường màu vàng
- Lý giải hiện tượng mặt gương cầu lồi mới mua về bị mờ
- Điểm giống và khác của gương cầu lồi PC với gương cầu lồi inox
- So sánh điểm giống và khác của cọc tiêu hình trụ và cọc tiêu hình chóp nón