Quy định 41 về sơn vạch kẻ đường
Vạch kẻ đường là một trong các nhóm hiệu lệnh mà người điều khiển phương tiện giao thông bắt buộc phải chấp hành khi lưu thông trên đường phố. Tuy nhiên, hệ thống vạch kẻ đường ở nước ta tương đối phức tạp nên vẫn còn khá nhiều người vẫn chưa hiểu rõ phân loại, ý nghĩa, quy định và hiệu lực của các loại vạch kẻ. Để không còn băn khoăn về những vấn đề này, hãy cùng Công ty Sài Gòn ATN tìm hiểu quy định 41 về sơn vạch kẻ đường.
Những quy định vạch sơn kẻ đường hiện hành được nêu rõ tại Chương 10 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT do Bộ Giao thông vận tải ban hành. Cụ thể như sau:
1. Quy định chung đối với vạch kẻ đường
- Vạch kẻ đường là loại báo hiệu có tác dụng hướng dẫn, điều khiển giao thông, nhằm nâng cao an toàn cho người tham gia giao thông và khả năng lưu thông xe.
- Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hay đèn tín hiệu giao thông.
- Vạch kẻ đường bao gồm các loại vạch, chữ viết, hình vẽ nằm trên mặt đường xe chạy, trên thành vỉa hè, các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường để quy định trật tự giao thông, khổ giới hạn của các công trình giao thông, chỉ hướng đi quy định của làn đường xe chạy.
- Vạch kẻ đường phải bảo đảm cho xe chạy trên đường êm thuận, đảm bảo độ bám giữa lốp xe và mặt đường, không bị trơn trượt, không được cao quá mặt đường 6 mm.
- Khi sử dụng, lựa chọn vạch kẻ đường phải đảm bảo hợp lý về tổ chức giao thông của tuyến đường, căn cứ vào chiều rộng mặt đường phần xe chạy, tốc độ xe chạy, lưu lượng, phương tiện và người đi bộ tham gia giao thông để quyết định.
- Đối với đường cao tốc, đường có tốc độ thiết kế ≥ 60 km/h và các đường có tốc độ V85 từ 80 km/h trở lên, vạch kẻ đường phải có tính phản quang. Các loại đường khác, căn cứ theo khả năng tài chính và yêu cầu khác để sử dụng vật liệu phản quang.
2. Phân loại vạch kẻ đường
- Dựa vào vị trí sử dụng, vạch kẻ đường được chia thành hai loại: vạch trên mặt bằng (vạch dọc đường, ngang đường, những loại vạch khác) và vạch đứng.
+ Vạch trên mặt bằng dùng để quy định những phần đường khác nhau, thường có màu trắng (trừ một số vạch quy định ở Phụ lục G có màu vàng). Một số trường hợp có thể sử dụng màu sắc khác để nâng mức độ cảnh báo giao thông trên mặt đường;
+ Vạch đứng kẻ trên thành vỉa hè, các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường kết hợp giữa vạch vàng và vạch đen hoặc vạch trắng và vạch đỏ.
- Dựa vào phương pháp kẻ, vạch đường được chia thành ba loại như sau:
+ Vạch dọc đường: Vạch kẻ dọc theo hướng xe chạy;
+ Vạch ngang đường: Vạch kẻ có hướng cắt ngang đường hoặc hình thành một góc chéo với hướng xe chạy;
+ Các loại vạch khác: Các loại ký hiệu chữ hoặc hình thức khác.
- Dựa vào chức năng, ý nghĩa sử dụng gồm có: vạch hiệu lệnh, vạch cảnh báo, vạch chỉ dẫn và vạch giảm tốc độ.
- Dựa vào hình dáng, kiểu, vạch kẻ đường được chia thành hai loại:
+ Vạch trên mặt đường, thành vỉa hè (bó vỉa) hoặc ở ranh giới phân cách làn xe, gồm có: vạch kẻ liền và vạch kẻ đứt khúc;
+ Ký hiệu chữ và ký hiệu hình (gồm chữ cái, chữ số hoặc hình vẽ) trên mặt đường.
3. Ý nghĩa và kích thước của các vạch kẻ đường
Ý nghĩa sử dụng và kích thước của các loại vạch kẻ đường phổ biến được quy định chi tiết tại Phụ lục G, không có nhiều thay đổi so với quy chuẩn cũ. Mời các bạn tham khảo thêm tại bài viết: Các nguyên tắc và quy cách sơn vạch kẻ đường.
4. Hiệu lực của vạch kẻ đường
Người tham gia giao thông phải tuân theo hiệu lệnh của vạch sơn kẻ đường khi vạch kẻ đường được sử dụng độc lập. Khi sử dụng kết hợp vạch kẻ đường với đèn tín hiệu, biển báo hiệu thì người tham gia giao thông phải tuân theo hiệu lệnh của cả vạch kẻ đường và đèn tín hiệu, biển báo hiệu theo thứ tự quy định tại Điều 4 của Quy chuẩn này.
Trên đây là những nội dung tại quy chuẩn 41 về vạch kẻ đường hiện hành mà Sài Gòn ATN muốn chia sẻ với bạn. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã hiểu rõ hơn về ý nghĩa và quy định của các loại vạch kẻ đường bộ hiện nay.
Bài viết liên quan
- Khe co giãn trên mặt cầu và những điều bạn cần biết
- Những loại gương cầu lồi được dùng cho xe ô tô
- Tìm hiểu hộ lan tôn mạ kẽm nhúng nóng
- Bật mí 5 con đường đẹp nhất thế giới
- Các loại lan can cầu thông dụng hiện nay
- Tìm hiểu về đinh phản quang 3M
- Tiêu chuẩn thiết kế hộ lan tôn lượn sóng
- Những sự cố thường gặp khi thi công sơn vạch kẻ đường
- Phân biệt ý nghĩa của các vạch sơn kẻ đường màu vàng
- Lý giải hiện tượng mặt gương cầu lồi mới mua về bị mờ
- Điểm giống và khác của gương cầu lồi PC với gương cầu lồi inox
- So sánh điểm giống và khác của cọc tiêu hình trụ và cọc tiêu hình chóp nón