Quy trình thi công mặt đường láng nhựa 3 lớp
Để có được những con đường tráng nhựa sạch đẹp, lưu thông an toàn thì phải trải qua quá trình thực hiện với nhiều bước và mất nhiều thời gian. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc trình tự làm đường nhựa như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu quy trình thi công mặt đường láng nhựa 3 lớp Sài Gòn ATN chia sẻ trong bài này để hiểu rõ hơn về cách làm đường tráng nhựa nhé!
Quy trình thi công mặt đường láng nhựa 3 lớp bao gồm các bước với trình tự thực hiện như sau:
1. Vệ sinh mặt đường trước khi thi công
Tùy theo mặt đường trước khi thi công láng nhựa là loại đường gì mà có những bước chuẩn bị, vệ sinh khác nhau.
Với mặt đường cấp phối đá dăm cũ thì cần khắc phục các điểm lồi lõm, ổ gà, nứt,…trước khi thi công láng nhựa mới ít nhất 3 ngày nhưng không quá 5 ngày.
Trường hợp mặt đường cấp phối đá dăm gia cố xi măng hay đường đất gia cố xi măng hay các chất liên kết vô cơ khác, việc chuẩn bị lớp mặt trước khi lăng nhựa nóng được tiến hành giống với “chuẩn bị bề mặt lớp cấp phối đá dăm” cho mặt đường cấp phối đá dăm. Trong đó, lượng nhựa thấm bám 0,8 – 1 kg/ m2.
Sau đó, quét chải, thổi sạch bề mặt cần thi công rộng hơn 0,2 mét so với phạm vi sẽ tưới nhựa dọc theo hai mép đường. Không làm sạch sớm hơn khi bắt đầu quy trình làm đường láng nhựa quá lâu để tránh đường bám bẩn trở lại.
2. Định vị phạm vi thi công
Khi thi công mặt đường láng nhựa trên một con đường đang lưu thông, cần phân chia khu vực đổ nhựa lần lượt sao cho không ảnh hưởng đến lưu thông của các phương tiện. Căng dây, vạch mức rõ cho lái xe tưới nhựa thấy rõ phạm vi cần phun nhựa trong mỗi lượt.
3. Phun tưới nhựa nóng lần 1
Trong trình tự thi công mặt đường láng nhựa 3 lớp lần 1, phun tưới nhựa nóng theo định mức và yêu cầu kỹ thuật như sau:
- Nhựa đặc 40/60 đun nóng đến 170 độ C, còn nhựa đặc 60/70 thì đun nóng đến 160 độ C, phun theo định mức ở tùy vị trí tưới của xe phun nhựa.
- Lượng nhựa trong thùng tưới của xe phải được tính toán sao cho khi tưới xong một đoạn như dự định còn dư lại ít nhất 10% dung tích thùng. Tốc độ cho phép của xe là 5 – 7 km/ h. Lượng nhựa sai lệch cho phép trên mặt đường là 5%.
- Trường hợp mặt đường còn sót lại các điểm rải rác chưa có nhựa thì cần phun lại bằng máy phun cầm tay.
- Nếu tưới nhựa bằng tay thì cần lưu ý tưới dải này chồng lên dải kia 2 – 5 cm. Cần khống chế bước chân sao cho lượng nhựa tưới đều và nhựa còn dư lại trong bình như quy định.
4. Rải đá lần 1
Rải đá có kích cỡ và định mức phù hợp ngay sau khi phun nhựa (chậm nhất 3 phút) và cần lưu ý các vấn đề kỹ thuật sau:
- Bánh xe phải đi trên lớp đá vừa được rải, không được để nhựa dính vào lốp xe. Nếu đặt thiết bị rải phía sau thùng xe thì phải cho xe chạy lùi.
- Các viên đá được rải đều, sát và không chồng lên nhau trên mặt đường đã phun nhựa trong một lần rải. Nếu cần bù đá vào chỗ thiếu hoặc quét đá ở chỗ thừa phải tiến hành ngay khi xe rải đá vẫn còn đang hoạt động.
- Nếu chỉ tưới nhựa một nửa hoặc một phần, lúc rải đá cần chừa lại một dải giáp nối tầm 20 cm dọc theo đường tưới nhựa.
5. Lu lèn đá lần 1
Lu lèn ngay trong quy trình làm đường láng nhựa sau khi rải đá lần 1 bằng lu bánh hơi hoặc lu bánh sắt.
Lu 6 lần qua một điểm với 2 lượt đầu 3 km/ h, tăng lên 10 km/ h ở các lượt sau (nếu lu bánh hơi tải trọng 1,5 – 2,5 tấn/ bánh, bề rộng ít nhất 1,5 m). Đối với lu bánh sắt 6 – 8 tấn thì 2 lần đầu lu với tốc độ 2 km/ h và tăng lên 5 km/ h ở các lần sau, tổng lượt lu 6 – 8 lần ở một điểm. Nếu thấy hiện tượng vỡ đá thì cần dừng lu.
Sau khi thử nghiệm một đoạn khoảng 100 mét, điều chỉnh tổng số lượt lu và sơ đồ lu lèn để chính xác hóa quy trình thi công mặt đường láng nhựa 3 lớp.
Cho xe lu từ mép vào giữa, vệt lu chồng lên nhau ít nhất 20 cm và bánh xe luôn được giữ khô, sạch sẽ.
6. Phun tưới nhựa nóng lần 2
Bước phun nhựa nóng lần 2 được thực hiện tương tự như khi phun tưới nhựa nóng lần đầu tiên. Cần chú ý tuân thủ theo thứ tự tưới và lượng nhựa được quy định trong quy trình làm đường láng nhựa.
7. Rải đá lần 2
Thực hiện tương tự như bước 4 (rải đá lần thứ 1). Lưu ý sử dụng loại đá đúng kích cỡ, số lượng và thực hiện trình tự đúng với quy định về thứ tự rải đá.
8. Lu lèn đá lần 2
Sau khi rải đá, lu lèn ngay theo trình tự và quy định kỹ thuật giống với bước 5 (lu lèn đá lần 1).
9. Phun tưới nhựa, rải đá và lu lèn lần 3
Sau khi hoàn tất lượt lu lèn lần 2, tiếp tục thực hiện trình tự thi công mặt đường láng nhựa 3 lớp: tưới nhựa - rải đá - lu lèn. Quy định kỹ thuật tương tự như lần 1, lần 2.
10. Bảo dưỡng sau khi thi công
Mặt đường láng nhựa sau thi công cần được kiểm tra, theo dõi sau 15 ngày. Sau khi thi công tráng nhựa xong có thể cho lưu thông ngay nhưng tốc độ không được quá 10 km/ h (trong 2 ngày đầu) và không quá 20 km/ h (trong 5 - 8 ngày tiếp theo). Nếu xuất hiện vị trí bị hư hỏng cần tiến hành bảo dưỡng, khắc phục ngay. Sau khi mặt đường nhựa ổn định có thể tiến hành thi công sơn kẻ vạch.
Để hoàn thành một con đường tráng nhựa không phải là điều đơn giản, cần có đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp và tính toán kỹ lưỡng số lượng vật tư, thực hiện đúng trình tự hướng dẫn. Hi vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về quy trình thi công mặt đường láng nhựa 3 lớp, gồm bao nhiêu bước và cách làm như thế nào.
Bài viết liên quan
- Khe co giãn trên mặt cầu và những điều bạn cần biết
- Những loại gương cầu lồi được dùng cho xe ô tô
- Tìm hiểu hộ lan tôn mạ kẽm nhúng nóng
- Bật mí 5 con đường đẹp nhất thế giới
- Các loại lan can cầu thông dụng hiện nay
- Tìm hiểu về đinh phản quang 3M
- Tiêu chuẩn thiết kế hộ lan tôn lượn sóng
- Những sự cố thường gặp khi thi công sơn vạch kẻ đường
- Phân biệt ý nghĩa của các vạch sơn kẻ đường màu vàng
- Lý giải hiện tượng mặt gương cầu lồi mới mua về bị mờ
- Điểm giống và khác của gương cầu lồi PC với gương cầu lồi inox
- So sánh điểm giống và khác của cọc tiêu hình trụ và cọc tiêu hình chóp nón