Logo
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
    • Màng phản quang 3M
    • Biển báo giao thông
    • Sơn vạch kẻ đường
    • Lan can cầu
    • Gờ giảm tốc
    • Hộ lan tôn sóng
    • Gương cầu lồi
    • Đèn tín hiệu
    • Cọc tiêu giao thông
    • Đinh nhôm 3M - 290
  • Dịch vụ
  • Tin tức
  • Liên hệ
  • Sitemap
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
    • Màng phản quang 3M
    • Biển báo giao thông
    • Sơn vạch kẻ đường
    • Lan can cầu
    • Gờ giảm tốc
    • Hộ lan tôn sóng
    • Gương cầu lồi
    • Đèn tín hiệu
    • Cọc tiêu giao thông
    • Đinh nhôm 3M - 290
  • Dịch vụ
  • Tin tức
  • Liên hệ
  • Sitemap
Danh mục sản phẩm
  • Màng phản quang 3M
  • Biển báo giao thông
  • Sơn vạch kẻ đường
  • Lan can cầu
  • Gờ giảm tốc
  • Hộ lan tôn sóng
  • Gương cầu lồi
  • Đèn tín hiệu
  • Cọc tiêu giao thông
  • Đinh nhôm 3M - 290
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ
Mr. Tài
0934638458
zalo 0934638458
Video clip
Đối Tác - Khách Hàng
Công ty Phương Nam Vina
  • Tin tức

Tất tần tật về hệ thống báo hiệu đường bộ bạn cần nắm rõ

Việc hiểu rõ ý nghĩa hệ thống báo hiệu đường bộ giúp người điều khiển phương tiện dễ dàng và thuận lợi hơn khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được hệ thông báo hiệu đường bộ gồm những gì, được chia làm mấy nhóm. Sau đây, hãy cùng Sài Gòn ATN tìm hiểu rõ hơn về hệ thống này.
 

Hệ thống báo hiệu đường bộ
 

Hệ thống báo hiệu đường bộ là gì?

Hệ thống báo hiệu có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình tham gia giao thông của các phương tiện, góp phần hạn chế ùn tắc và tránh tai nạn xảy ra. Hệ thống này giúp chia sẻ đáng kể công việc của con người và tiết kiệm thời gian, chi phí bởi không phải lúc nào các cảnh sát giao thông cũng có thể trực tiếp điều khiển, phân luồng.

Hệ thống báo hiệu đường bồ gồm những gì? Chia làm mấy nhóm?

Điều 10, Luật giao thông đường bộ 2008 quy định hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ được chia làm 06 nhóm. Bao gồm:

► Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông:

- Tay giơ thẳng đứng báo hiệu người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại.

- Hai tay hoặc một tay dang ngang báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được phép đi.

- Tay phải giơ về phía trước báo hiệu người tham gia giao thông ở bên phải và phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điểu khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.
 

Hệ thống báo hiệu giao thông
 

► Tín hiệu đèn giao thông: Bao gồm 03 loại đèn chính

- Đèn màu xanh là được đi.

- Đèn màu đỏ là dừng lại.

- Đèn màu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp. Trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

>> Xem thêm: Có mấy loại đèn tín hiệu giao thông?

► Biển báo hiệu đường bộ: Bao gồm 05 nhóm

- Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm.

- Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.

- Biển hiệu lệnh để thông báo các hiệu lệnh phải thi hành.

- Biển chỉ dẫn để hướng dẫn những thông tin cần thiết.

- Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo ở trên.

>> Xem thêm: Các loại biển báo giao thông đường bộ

► Vạch kẻ đường:

Là vạch kẻ phân chia làn đường, hướng đi hoặc vị trí dừng lại. Vạch kẻ đường gồm có 02 màu: vàng và trắng, với các ký hiệu nét liền, nét đứt.

>> Xem thêm: Ý nghĩa màu sơn vạch kẻ đường

► Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ:

Được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm để hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi an toàn của nền đường và hướng đi của đường.

► Rào chắn:

Được đặt ở nơi đường bị thắt hẹp, đầu cầu, đầu cống, đầu đoạn đường cấm, đường cụt không cho xe, người qua lại hoặc đặt ở những nơi cần điều khiển, kiểm soát sự đi lại.

Hi vọng qua những thông tin Sài Gòn ATN chia sẻ trên đây, bạn đã biết hệ thông báo hiệu đường bộ gồm những gì và có tác dụng như thế nào, từ đó chú ý và thực hiện đúng khi tham gia giao thông.

Chia sẻ
Tweet

Bài viết liên quan

  • Khe co giãn trên mặt cầu và những điều bạn cần biết
  • Những loại gương cầu lồi được dùng cho xe ô tô
  • Tìm hiểu hộ lan tôn mạ kẽm nhúng nóng
  • Bật mí 5 con đường đẹp nhất thế giới
  • Các loại lan can cầu thông dụng hiện nay
  • Tìm hiểu về đinh phản quang 3M
  • Tiêu chuẩn thiết kế hộ lan tôn lượn sóng
  • Những sự cố thường gặp khi thi công sơn vạch kẻ đường
  • Phân biệt ý nghĩa của các vạch sơn kẻ đường màu vàng
  • Lý giải hiện tượng mặt gương cầu lồi mới mua về bị mờ
  • Điểm giống và khác của gương cầu lồi PC với gương cầu lồi inox
  • So sánh điểm giống và khác của cọc tiêu hình trụ và cọc tiêu hình chóp nón
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN SÀI GÒN ATN

MST: 0315810777 - Sở KHĐT TPHCM cấp ngày 24/07/2019

Người đại diện: Ngô Thế Tài - Chức vụ: Giám đốc

Địa chỉ: 12/3 An Phú Đông 12, Quận 12, TPHCM

Điện thoại : 0934 638 458, 0945 82 6668

Email: saigonatn@gmail.com - Website: https://saigonatn.com

Sản phẩm nổi bật
  • Phản quang 3M | Biển báo giao thông

  • Sơn vạch kẻ đường | Gờ giảm tốc

  • Gương cầu lồi | Đèn tín hiệu

  • Lan can cầu | Khe co giãn mặt cầu

  • Biển báo công trường đang thi công

Kết Nối :

Dịch vụ khách hàng
  • Hướng dẫn thanh toán
  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách vận chuyển
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Quy định sử dụng sản phẩm
Copyrights © 2018 saigonatn.com
Bản quyền website SaiGonATN
0934638458