Cách bảo vệ màu sơn xe ô tô luôn mới và đẹp
Vẻ đẹp của một chiếc ô tô phụ thuộc rất nhiều vào lớp sơn. Vì vậy, bảo vệ lớp sơn xe ô tô luôn đẹp và sáng bóng là vấn đề được mọi chủ xe quan tâm, đặc biệt là khi bạn mới tậu xe về hay vừa sơn một “lớp áo” mới cho xế hộp. Nếu bạn không biết cách bảo vệ sơn xe ô tô, xe sẽ rất dễ bị xuống màu, mau cũ.
Nguyên nhân khiến lớp sơn xe ô tô bị xuống màu
Có rất nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan gây ảnh hưởng đến chất lượng lớp sơn ô tô. Ví dụ phổ biến nhất là xe chịu nắng mưa hay các tác động của môi trường như: bùn đất, xác côn trùng, chất bẩn,…quá lâu mà không được vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, va chạm trong quá trình sử dụng cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng lớp sơn. Còn có một lý do mà nhiều người mắc phải nữa là sử dụng khăn lau không đúng loại làm trầy xước lớp sơn xe.
Cách bảo vệ sơn xe ô tô luôn mới và đẹp
1. Lau, rửa xe thường xuyên và đúng cách
Hãy duy trì thói quen lau, rửa xe thường xuyên để bảo vệ sơn xe ô tô luôn sáng bóng. Không nên chờ đến lúc xe bẩn mới mang đi rửa vì lớp bụi bẩn, bùn đất,…bám lâu ngày sẽ khiến lớp sơn bị xuống màu. Ngoài ra, rửa xe thế nào cho đúng cách cũng là vấn đề bạn cần quan tâm. Cụ thể như:
- Tránh rửa xe trực tiếp dưới ánh nắng Mặt Trời hay lúc xe vẫn còn đang nóng máy vì nhiệt độ sẽ làm xà phòng nhanh bám chặt vào lớp sơn, gây hư hỏng sơn.
- Nên rửa xe sơ qua bằng nước trước rồi mới dùng xà phòng.
- Lựa chọn loại xà phòng chuyên dụng, không có độ tẩy rửa quá mạnh để rửa xe và tránh cọ rửa quá lâu.
- Không dùng súng rửa có áp suất quá cao dí gần vào xe.
2. Chọn đúng loại khăn lau xe
Dùng khăn lau xe có các sợi bông là nguyên nhân khiến lớp sơn xe xuất hiện các vế trầy xoáy tròn mặc dù khi cầm trên tay thì có vẻ khá mềm. Những vết xước này càng dễ quan sát dưới ánh nắng Mặt Trời. Để tránh gặp phải tình trạng này, bạn nên dùng loại khăn lau xe chuyên dụng làm bằng vải sợi nhân tạo microfiber. Loại khăn microfiber không chỉ mềm mại, không gây ảnh hưởng đến chất lượng lớp sơn mà còn khó bị mục hay xơ cứng khi dùng lâu ngày.
3. Tránh xăng tràn và các loại nước chứa caffeein
Đổ xăng đầy bình rất dễ gây ra tình trạng tràn xăng. Lúc này, cần nhanh chóng rửa qua với nước và lau sạch vì xăng rất nhanh thấm và gây ảnh hưởng đến lớp sơn. Trường hợp với các loại đồ uống có chứa caffeein hay mang tính axit cũng cần xử lý tương tự để bảo vệ sơn xe ô tô.
4. Đánh bóng xe đúng cách
Đánh bóng xe giúp tạo cảm giác lớp sơn được bóng, đẹp hơn nhưng đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng sơn nguyên bản. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại đánh bóng chứa chất mài mòn cao khiến màu sơn nhanh phai. Bạn hãy lựa chọn loại đánh bóng có chứa lượng chất mài mòn ít nhất có thể hoặc thay thế bằng sáp đánh bóng. Tuy nhiên, lưu ý rằng khi dùng sáp cũng cần thường xuyên vệ sinh xe vì lớp sáp tích lũy lâu ngày cũng có thể ảnh hưởng đến màu sơn.
5. Tránh để xe thường xuyên dưới nắng
Tia cực tím trong ánh nắng là nguyên nhân khiến lớp sơn xe bị xuống màu nhanh chóng. Khi đỗ xe, hãy luôn ưu tiên chọn nơi có mái che thay vì tán cây để tránh phân chim. Lý do vì trong phân chim có chứa hàm lượng muối nitrat và axit uric cao, cũng là một nguyên nhân khiến sơn xe oto nhanh hỏng.
Ngoài những cách bảo vệ sơn xe ô tô trên đây, cũng không ít người chọn giải pháp dán decal xe. Đây vừa là một giải pháp để trang trí, thể hiện cá tính chủ nhân mà cũng giúp tiết kiệm chi phí khắc phục màu sơn nếu bị trầy xước, xuống cấp. Hi vọng những thông tin chia Sài Gòn ATN chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn biết cách bảo vệ màu sơn cho chiếc xế hộp của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
>> Xem thêm: Địa chỉ bán decal phản quang 3M uy tín, chất lượng
Bài viết liên quan
- Sơn vạch kẻ đường là gì?
- Bật mí 5 con đường đẹp nhất thế giới
- So sánh điểm giống và khác của cọc tiêu hình trụ và cọc tiêu hình chóp nón
- Cách tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- CÔNG TY PHƯƠNG NAM VINA | Giới thiệu, Review, Đánh giá
- Những điều thú vị về tín hiệu đèn giao thông trên thế giới
- Nguyên tắc và biện pháp phân luồng giao thông đường bộ
- Phương tiện giao thông đường bộ bao gồm những loại nào?
- Các mốc thời gian bảo dưỡng định kỳ xe ô tô
- Những cách khắc phục điểm mù trên xe ô tô
- Những điều cần lưu ý khi mua gương chiếu hậu ô tô
- Quy định và mức phạt lỗi xe ô tô, xe máy không có gương chiếu hậu