Phương tiện giao thông đường bộ bao gồm những loại nào?
Phương tiện giao thông đường bộ là khái niệm xuất hiện rất nhiều trong các văn bản pháp luật cũng như quy định về Luật Giao thông đường bộ. Vì vậy, bất cứ ai cũng cần nắm rõ về khái niệm này. Nếu bạn vẫn chưa hiểu phương tiện giao thông đường bộ bao gồm những loại nào, hãy tham khảo thông tin Sài Gòn ATN chia sẻ trong bài này.
Phương tiện giao thông đường bộ là gì?
Khái niệm phương tiện giao thông đường bộ được quy định rõ trong Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Theo đó, phương tiện giao thông đường bộ là toàn bộ phương tiện gồm các loại xe ô tô, máy kéo, rơ mooc, sơ mi rơ móc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh,…và các loại xe tương tự trực tiếp tham gia di chuyển đi lại công khai trên đường. Trong đó, phương tiện giao thông đường bộ được chia làm 02 nhóm chính: Nhóm xe cơ giới và Nhóm xe thô sơ.
Phương tiện giao thông đường bộ gồm những loại nào?
Phương tiện giao thông đường bộ được chia làm 02 nhóm chính:
- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (nhóm xe cơ giới): Xe ô tô, máy kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; Xe mô tô hai bánh; Xe mô tô ba bánh; Xe gắn máy, xe máy điện và các loại xe tương tự.
- Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (nhóm xe thô sơ): Xe đạp, xe đạp máy; Xe xích lô; Xe lăn dùng cho người khuyết tật; Xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
Ngoài ra, trong các văn bản luật còn có khái niệm “phương tiện giao thông đường bộ” và “phương tiện tham gia giao thông đường bộ” mà bạn cần lưu ý. Theo đó, phương tiện tham gia giao thông đường bộ mang nghĩa rộng hơn so với phương tiện giao thông đường bộ, bởi nó bao gồm cả phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng.
Xe máy chuyên dùng bao gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ (khoản 20 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008).
Theo đó, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ cũng được chia làm 02 nhóm đối tượng như sau:
- Người điều khiển xe cơ giới, người điều khiển xe thô sơ.
- Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
Điều kiện để các phương tiện được tham gia giao thông
Các phương tiện muốn tham gia lưu thông trên đường phải đáp ứng được những điều kiện sau:
- Có đủ hệ thống hãm và hệ thống chuyển hướng có hiệu lực.
- Bánh và lốp xe phải đúng với kích cỡ và tiêu chuẩn kỹ thuật của xe.
- Có đủ gương chiếu hậu và các thiết bị khác có tác dụng đảm bảo tầm nhìn tối đa cho người điều khiển.
- Có đủ các điều kiện về: đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu,….
- Các hệ thống: giảm thanh, giảm khói và các thiết bị đảm bảo khí thải, tiếng ồn phải được tuân thủ theo quy định.
- Còi xe có âm lượng đúng với quy định kỹ thuật.
- Kết cấu các bộ phận của xe phải đảm bảo độ bền cùng tính năng vận hành ổn định.
- Đối với xe ô tô thì tay lái phải ở bên trái của xe. Đối với trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài mà được thiết kế tay lái ở bên phải của xe thì khi tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Với những thông tin chia sẻ trên đây, hi vọng bạn đã biết khái niệm phương tiện giao thông đường bộ là gì cũng như phương tiện giao thông đường bộ gồm những loại nào. Từ đó, dễ dàng đọc và hiểu rõ hơn về những quy định trong Luật Giao thông đường bộ.
Bài viết liên quan
- Sơn vạch kẻ đường là gì?
- Bật mí 5 con đường đẹp nhất thế giới
- So sánh điểm giống và khác của cọc tiêu hình trụ và cọc tiêu hình chóp nón
- Cách tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- CÔNG TY PHƯƠNG NAM VINA | Giới thiệu, Review, Đánh giá
- Những điều thú vị về tín hiệu đèn giao thông trên thế giới
- Cách bảo vệ màu sơn xe ô tô luôn mới và đẹp
- Nguyên tắc và biện pháp phân luồng giao thông đường bộ
- Các mốc thời gian bảo dưỡng định kỳ xe ô tô
- Những cách khắc phục điểm mù trên xe ô tô
- Những điều cần lưu ý khi mua gương chiếu hậu ô tô
- Quy định và mức phạt lỗi xe ô tô, xe máy không có gương chiếu hậu