Sơn vạch kẻ đường là gì?
Sơn vạch kẻ đường giao thông có vai trò giúp phân chia làn đường, vị trí dừng, hướng đi cùng một số chỉ dẫn khác cho người tham gia giao thông. Với tầm quan trọng như vậy, để sơn kẻ đường có thể phát huy được hết công dụng thì việc thực hiện quy trình thi công cần phải đúng tiêu chuẩn và chính xác. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách thi công sơn kẻ đường chính xác nhất để bạn tham khảo và áp dụng hiệu quả cho công trình của mình. Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu cần tìm đơn vị chuyên thi công sơn kẻ đường uy tín, đảm bảo chất lượng với giá thành rẻ thì hãy liên hệ Công ty Sài Gòn ATN qua hotline: 0934 638 458 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Sơn vạch kẻ đường là gì?
Để tìm hiểu về sơn vạch kẻ đường, trước tiên bạn cần biết được khái niệm vạch kẻ đường. Theo đó, vạch kẻ đường là loại vạch được dùng để phân chia vị trí, hướng đi, làn đường, điểm dừng lại cùng một số cảnh báo giao thông khác,... tại địa điểm mà chúng được sử dụng.
Còn sơn vạch kẻ đường (hay sơn kẻ vạch giao thông, chỉ đường) là loại sơn được đơn vị thi công ứng dụng để vẽ lên những vạch kẻ đường chỉ dẫn, vạch kẻ phân định với mục đích làm nổi bật chúng trên các tuyến đường, trong phạm vi nhà xưởng, bãi đậu xe, tầng hầm, gara ô tô,.... Đặc biệt, sơn kẻ vạch chống trượt rất tốt, ít bị mài mòn và có khả năng chịu axit cao hơn các loại sơn thông thường khác.
Ứng dụng của sơn vạch kẻ đường
Thi công sơn vạch kẻ đường là một yêu cầu bắt buộc phải có trong hệ thống giao thông hiện nay. Việc sơn vạch kẻ đường trắng hay sơn vạch kẻ đường vàng đều có những công dụng riêng biệt, nhưng chung quy lại thì thường được ứng dụng vào một số tình huống sau:
- Đường giao thông: vạch kẻ chỉ hướng di chuyển, phân làn cho người tham gia giao thông (bao gồm cả người đi bộ) với nhiều màu sắc và hình dạng khác nhau.
- Tầng hầm: vạch kẻ chỉ hướng đi cho các phương tiện từ ngoài vào.
- Bãi đỗ xe: vạch kẻ được dùng để phân ô và phân bãi vị trí để xe.
- Sơn vạch trong các gara ô tô: phân chia các khu vực và hỗ trợ chỉ dẫn cho công nhân.
- Nền nhà xưởng: vạch phân chia đường đi lối lại cùng khu vực làm việc.
Các loại sơn vạch kẻ đường thông dụng hiện nay
Hiện nay, trong quá trình thi công sơn kẻ đường thì các nhà thầu sẽ thường sử dụng nhiều loại sơn khác nhau. Trong đó, nổi bật và được ưu tiên sử dụng nhất có lẽ là các dòng sơn sau:
1. Sơn dẻo nhiệt
Đây là loại sơn vạch kẻ đường có chứa chất kết dính, thường là các loại nhựa nhiệt dẻo như: maleic, hydrocarbon C5, hydrocarbon C9, petroresin,.... Khi mang vào sử dụng, loại sơn này cần phải gia nhiệt ở một mức độ nhất định và sử dụng cho vạch kẻ đường có độ dày từ 1.5 - 2mm.
2. Sơn lạnh
Sơn lạnh là loại sơn kẻ đường có một thành phần là gốc dầu, gốc Alkyd hoặc gốc Acrylic. Loại sơn này vốn được pha sẵn khi chỉ cần khuấy đều lên là xong. Khi tiến hành sơn, bạn cũng có thể sử dụng súng phun, cọ hoặc lu để tạo hình kẻ vạch hoàn chỉnh.
3. Sơn phản quang
Sơn vạch kẻ đường phản quang là loại sơn phổ biến với dạng một thành phần và thường chủ yếu là loại sơn gốc dầu. Trong thành phần của loại sơn này có chứa chất tạo màng phản quang để giúp cho vạch kẻ đường luôn được phát sáng khi có ánh sáng chiếu vào.
4. Sơn epoxy kẻ vạch
Sơn epoxy là loại sơn dẻo nhiệt hoặc sơn gốc dầu, gốc cao su hóa, sơn gốc nước,.... Loại sơn này thường được dùng để vẽ lên những đoạn đường, khu vực có vạch kẻ để tạo ra một lớp phủ bảo vệ vững chắc cùng tính chất bay hơi cực thấp.
5. Sơn polyurethane
Sơn polyurethane (PU) là loại sơn được hoàn thiện từ sơn gốc nhựa polyurethane hai thành phần và đóng rắn bằng polyisocyanate. Loại sơn này có đặc tính chịu mài mòn cao, khả năng chống lại tác động cả thời tiết, tia cực tím và giúp bảo vệ bề mặt khỏi tình trạng bị hư hỏng.
Quy trình thi công sơn kẻ đường chi tiết
Thi công sơn kẻ đường là một quy trình bao gồm nhiều bước khác nhau, từ việc chuẩn bị bề mặt cho đến khâu kiểm tra và nghiệm thu sau khi hoàn thành. Vì vậy, để giúp các bạn có thể hiểu hơn về những công việc này thì dưới đây là chi tiết từng bước trong quy trình thi công sơn vạch kẻ đường.
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công sơn kẻ đường
Để có thể đảm bảo chất lượng và độ bám dính cho lớp sơn, việc chuẩn bị bề mặt thi công sơn đóng vai trò rất quan trọng. Bề mặt phải được làm sạch hoàn toàn trước khi tiến hành sơn vạch kẻ đường và cần đáp ứng những tiêu chí sau:
- Đơn vị cần phải lắp đặt biển báo hoặc thông tin ở hai bên đầu khu vực thi công.
- Định vị tim và lề đường, tiến hành căng dây để tạo địa phận cho xe sơn di chuyển.
- Những nơi cần sơn vạch phải được làm sạch bằng chổi quét, máy đánh hay bàn chải chuyên dùng.
- Nếu bên ngoài mặt đường có nhiệt độ thấp hoặc bị ẩm ướt thì cần phải khơi phô, nhiệt độ bên ngoài phải trên 10 độ C thì vừa đủ để tiến hành triển khai công việc.
- Những mặt đường là loại asphalt cũ, đường bê tông hay đã bị mài bóng thì cần phải chuẩn bị thêm một lớp sơn lót để tạo độ kết dính.
- Nếu mặt đường quá bẩn, đơn vị thi công cần phải rửa bằng nước áp lực cao hoặc sử dụng máy phun cát để có thể loại bỏ các vết bẩn cứng đầu.
Ngoài ra, việc thi công sơn kẻ đường còn yêu cầu điều kiện thời tiết nhất định. Nếu thời tiết quá nóng hoặc quá ẩm ướt, việc sơn vạch kẻ đường có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bước 2: Tiến hành sơn lót
Sử dụng con lăn nhúng vào trong thùng sơn lót, sau đó lăn thật đều xuống mặt đường theo độ rộng của vạch kẻ hoặc lớn hơn độ rộng cho phép đều được. Sau khi chờ cho lớp sơn khô khoảng từ 10 - 15 phút thì đơn vị mới tiếp tục hoàn thành bước sơn dẻo nhiệt. Thông thường, khâu lăn sơn lót này sẽ cần triển khai trước khi thi công sơn kẻ màu nên rất ít khi phải đợi cho sơn khô hẳn.
Bước 3: Thực hiện sơn vạch kẻ đường
Sau khi đã hoàn thành bước sơn lót, việc tiếp theo mà đội ngũ thi công cần làm là thực hiện sơn vạch kẻ đường. Quy trình này cũng bao gồm nhiều bước với các yêu cầu cực kỳ khắt khe để đảm bảo chất lượng sơn tuyệt đối. Cụ thể:
Nấu sơn
Để tránh tình trạng màu sơn bị biến đổi và có hiện tượng bị phồng rộp do sự ảnh hưởng của nhiệt độ khi thi công vượt quá quy định, công đoạn nấu sơn trước đó là một nhiệm vụ cần thiết. Trong quá trình nấu, đơn vị thi công nên cho một bao sơn từ từ vào trong nồi, sau đó cho máy khuấy hoạt động. Lưu ý, bạn cần phải vừa khuấy vừa nấu liên tục để tránh gây ra hiện tượng quá nhiệt cục bộ, từ đó khiến kết cấu của sơn bị ảnh hưởng.
Khi nhiệt độ trong nồi đạt khoảng 1000°C thì tiếp tục thêm vào các bao sơn còn lại cho đến khi đầy nồi thì dừng lại. Tiếp đến, hãy chờ cho đến khi sơn đạt được nhiệt độ phù hợp để thi công (1700°C - 2100°C), mức nhiệt này sẽ còn tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường nơi cần sơn vạch kẻ đường.
Bên cạnh đó, trong quá trình làm sơn nóng chảy thì đội ngũ thi công cũng cần phải kiểm soát nhiệt độ bằng cách sử dụng nhiệt kế chuyên dụng với độ chính xác cao, điều này giúp cho sơn hạn chế tình trạng bị quá nhiệt độ cho phép.
Bắt đầu trải sơn kẻ vạch
Khi lượng sơn được sử dụng đã chuẩn bị xong, đội ngũ thi công sẽ tiến hành trải sơn kẻ vạch lên trên mặt đường. Trong quá trình thực hiện, có hai yêu cầu bắt buộc mà đội ngũ thi công sơn kẻ đường cần lưu ý để đảm bảo chất lượng tốt nhất, đó là:
- Nhiệt độ sơn trong nồi cần phải liên tục được duy trì từ 1800°C - 2100°C khi rót vào trong xe thi công. Lượng sơn được rót xuống xe thì nhiệt độ còn lại cũng phải được dao động từ 1700°C - 1900°C. Ngoài ra, xe sơn vẫn cần phải đốt nóng để có thể duy trì được nhiệt độ ổn định. Sau đó, bạn tiến hành cho sơn chảy xuống đế sơn và tiếp đến là rải xuống đường ở nhiệt độ từ 1700°C - 1800°C để giúp cho lớp sơn được bám chặt trên bề mặt Asphalt.
- Bề mặt của vạch sơn trên mặt đường không được bong tróc, phồng rộp hay bị vón cục, hoặc một số khiếm khuyết khác có thể xảy ra.
Tạo độ phản quang bề mặt sơn kẻ vạch
Khi được yêu cầu sơn vạch kẻ đường phản quang thì loại bi được sử dụng lúc này cần phải đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế của từng công trình. Chẳng hạn, đối với vạch kẻ đường được thiết kế theo tiêu chuẩn Anh thì bi thủy tinh phản quang trên bề mặt sẽ cần phải tuân thủ theo yêu cầu V thuộc tiêu chuẩn BS 6088.
Bên cạnh đó, để nâng cao tầm nhìn cho vạch sơn kẻ đường trong đêm thì cỡ hạt của bi thủy tinh phản quang sẽ phải dao động từ 180 - 850 mm. Quan trọng, nó cũng phải đạt các yêu cầu của tiêu chuẩn BS 6088 và bạn có thể rắc bi thủy tinh phản quang trên toàn bộ, hoặc là một phần của bề mặt vạch sơn kẻ đường.
Đối với những công trình có thiết kế được sử dụng tiêu chuẩn của Mỹ thì bi thủy tinh phản quang trên bề mặt sẽ cần đáp ứng theo loại II của tiêu chuẩn AASHTO M247-81. Để có thể nâng cao tầm nhìn cho sơn kẻ đường trong đêm thì cỡ hạt của bi thủy tinh phản quang sẽ cần phải nằm trong khoảng từ 180 - 600mm.
Không chỉ vậy, bi phản quang cũng cần đảm bảo được theo các yêu cầu của tiêu chuẩn AASHTO M247-81, có thể tiến hành rắc bi phản quang lên trên toàn bộ hoặc chỉ cần một phần trên bề mặt vạch sơn kẻ đường.
Bi thủy tinh phản quang sẽ cần được rắc bằng máy với một tốc độ thích hợp, hoặc để rơi tự do dựa theo thiết kế của từng loại xe thi công với khối lượng 350 + 50g/m2 ngay sau khi sơn được trải trên bề mặt đường và bám chặt vào bề mặt của vạch kẻ.
Bước 4: Kiểm tra, nghiệm thu sau thi công sơn kẻ đường
Sau khi đã hoàn thành các bước 1, 2, 3 trong quá trình thi công sơn kẻ đường, bạn cần phải tiến hành kiểm tra và nghiệm thu lại một lần nữa để đảm bảo chất lượng của vạch kẻ cùng tính an toàn của lớp sơn. Lúc này, các bước kiểm tra và nghiệm thu sẽ bao gồm những hoạt động sau:
- Kiểm tra độ dày của lớp sơn: Sử dụng máy đo độ dày để tiến hành kiểm tra độ dày của lớp sơn. Khi đó, độ dày của lớp sơn cần phải đạt chuẩn để có thể đảm bảo tính bền vững, không bị hư hại.
- Kiểm tra độ phản quang: Sử dụng đèn UV để kiểm tra độ phản quang của lớp sơn. Nếu độ phản quang không đạt yêu cầu, đơn vị thi công cần phải tiến hành sửa chữa hoặc làm lại từ đầu.
- Nghiệm thu: Sau khi đã hoàn thành công đoạn kiểm tra, nhà thầu và khách hàng phải tiến hành nghiệm thu, đánh giá chất lượng của lớp sơn. Nếu lớp sơn đạt yêu cầu, việc thi công sơn kẻ đường được coi là hoàn thành và bàn giao công trình cho khách hàng.
Một số lưu ý quan trọng khi thi công sơn vạch kẻ đường
Ngoài việc thực hiện đúng quy trình, còn có một số lưu ý quan trọng khác mà đội ngũ thi công cần phải nên ghi nhớ khi sơn vạch kẻ đường như sau:
- Chọn loại sơn phù hợp: việc chọn loại sơn phù hợp với điều kiện thời tiết và yêu cầu của dự án là một điều rất quan trọng. Nếu đơn vị thi công chọn sai loại sơn thì nó có thể dẫn đến các vấn đề về tính bền vững và tính an toàn của lớp sơn.
- Tuân thủ đúng tỷ lệ nấu sơn: việc tuân thủ đúng tỷ lệ khi nấu sơn là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng và tính phản quang của lớp sơn.
- Đảm bảo bề mặt đường khô ráo: trước khi tiến hành sơn, bề mặt đường cần phải đảm bảo khô ráo hoàn toàn để có thể đảm bảo độ bám dính cho lớp sơn.
- Thực hiện trong điều kiện thời tiết tốt: quá trình thi công sơn vạch kẻ đường cần phải thực hiện trong điều kiện thời tiết tốt để có thể đảm bảo tính an toàn và chất lượng của lớp sơn.
- Sử dụng các dụng cụ và thiết bị đúng cách: việc sử dụng đúng cách các dụng cụ và thiết bị như máy phun sơn, băng keo hay khuôn tạo hình là rất quan trọng để đảm bảo tính chính xác và độ bền vững của lớp sơn.
Biện pháp bảo vệ chất lượng sau khi thi công sơn kẻ đường
Sau khi hoàn thành xong quá trình thi công sơn kẻ đường, việc bảo vệ chất lượng của bề mặt sơn là một nhiệm vụ rất quan trọng để đảm bảo độ bền và độ bóng của vạch kẻ. Thông thường, một số biện pháp thường được sử dụng để bảo vệ chất lượng sơn sau khi thi công bao gồm:
- Tránh để các phương tiện di chuyển qua lại trên bề mặt sơn trong thời gian sơn vẫn còn đang chờ để khô.
- Không được phép đổ nước hoặc các chất lỏng khác lên bề mặt sơn khi chúng chưa hoàn toàn khô hẳn.
- Tránh để va đập hoặc cọ xát mạnh vào bề mặt sơn.
- Đảm bảo vệ sinh bằng cách làm sạch bề mặt sơn thường xuyên để tránh bụi và các tác nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng vạch sơn.
Dịch vụ thi công sơn kẻ đường uy tín, chuyên nghiệp, giá rẻ
Hiện nay trên thị trường, không khó để bạn tìm kiếm các đơn vị cung cấp dịch vụ thi công sơn vạch kẻ đường với nhiều mức giá khác nhau. Tuy nhiên, với hơn 10 năm hoạt động thì Sài Gòn ATN luôn là công ty nhận được nhiều sự tin tưởng nhất bởi hàng loạt các lý do sau:
- Đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp, luôn sẵn sàng tiếp nhận thông tin và hỗ trợ khách hàng, đồng thời giải đáp những vấn đề mà bạn đang thắc mắc một cách nhanh chóng, nhiệt tình.
- Đơn vị thi công sơn vạch kẻ đường Sài Gòn ATN với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, đảm bảo tiến độ công việc và chất lượng như đã ký kết trong hợp đồng.
- Công ty trang bị hàng loạt máy móc, thiết bị hiện đại để có thể hỗ trợ cho quá trình thi công sơn kẻ đường được diễn ra một cách nhanh chóng.
- Các sản phẩm sơn vạch kẻ đường luôn đảm bảo chất lượng tốt, có độ bám dính cao để giúp cho công trình luôn được bền đẹp với thời gian và không xuất hiện tình trạng bị bong tróc hay phai màu. Đặc biệt, sơn còn có độ chống trượt cao nên đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người đi đường cùng các phương tiện qua lại.
- Quy trình làm việc tại Sài Gòn ATN luôn được triển khai nhanh chóng, báo giá thi công sơn vạch kẻ đường chính xác, không làm tốn nhiều thời gian của khách hàng và tương đối rẻ hơn so với mặt bằng chung của thị trường.
Ngoài ra, Sài Gòn ATN cũng cung cấp các dịch vụ bảo trì và bảo dưỡng sơn vạch kẻ đường để đảm bảo độ bền và độ bóng của vạch kẻ đường trong thời gian dài.
Vậy nên, nếu các bạn đang có nhu cầu thi công sơn kẻ vạch đường và muốn tìm kiếm một địa chỉ uy tín, chất lượng nhất để sử dụng dịch vụ thì hãy liên hệ với công ty Sài Gòn ATN chúng tôi qua số điện thoại Hotline: 0934 638 458 để được phục vụ một cách nhanh chóng, mọi lúc mọi nơi. Xin cảm ơn!
Bài viết liên quan
- Bật mí 5 con đường đẹp nhất thế giới
- So sánh điểm giống và khác của cọc tiêu hình trụ và cọc tiêu hình chóp nón
- Cách tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- CÔNG TY PHƯƠNG NAM VINA | Giới thiệu, Review, Đánh giá
- Những điều thú vị về tín hiệu đèn giao thông trên thế giới
- Cách bảo vệ màu sơn xe ô tô luôn mới và đẹp
- Nguyên tắc và biện pháp phân luồng giao thông đường bộ
- Phương tiện giao thông đường bộ bao gồm những loại nào?
- Các mốc thời gian bảo dưỡng định kỳ xe ô tô
- Những cách khắc phục điểm mù trên xe ô tô
- Những điều cần lưu ý khi mua gương chiếu hậu ô tô
- Quy định và mức phạt lỗi xe ô tô, xe máy không có gương chiếu hậu