Cách tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Ngày 23/4/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 33/2019/NĐ-CP về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 75/2018/TT-BTC quy định về chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông. Vào tháng 12 hàng năm, trước khi kết số kế toán, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông sẽ được tính lại mức hao mòn. Vậy cách tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về vấn đề này.
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là gì?
Nghị định 33/2019/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 17/6/2019 có quy định về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Theo đó, bao gồm cả đất và tài sản gắn liền với đất:
- Đường, cầu, hầm đường bộ và các công trình gắn liền;
- Bến phà, cầu phao và các công trình phụ trợ gắn liền;
- Trạm thu phí đường bộ; Trạm kiểm tra tải trọng xe;
- Bến xe; Bãi đỗ xe; Trạm dừng nghỉ;
- Nhà hạt quản lý đường bộ;
- Kho bảo quản vật tư dự phòng;
- Trung tâm quản lý và giám sát giao thông (ITS);
- Phần đất hành lang an toàn đường bộ đã được bồi thường, giải phóng mặt bằng;
- Trung tâm cứu hộ, cứu nạn giao thông đường bộ;
- Các công trình giao thông đường bộ khác theo quy định của Pháp luật.
Tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Việc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thực hiện một lần vào tháng 12 hàng năm, trước khi khóa sổ kế toán. Hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông được tính theo công thức sau:
Mức hao mòn hàng năm = Nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ x Tỷ lệ hao mòn (%/năm)
Trong đó, tỷ lệ hao mòn của mỗi loại hạng mục là khác nhau:
- Bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ có thời gian sử dụng 25 năm, tỷ lệ hao mòn 4%/năm.
- Bến phà đường bộ, cầu phao và các công trình phụ trợ gắn liền, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí có thời gian sử dụng 20 năm, tỷ lệ hao mòn 5%/năm.
Bên cạnh đó, cũng có một số loại tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ không phải tính hao mòn như: tài sản kết cấu hạ tầng giao thông chưa tính hết hao mòn nhưng đã bị hư hỏng không thể sửa chữa để sử dụng và tài sản đã tính đủ hao mòn nhưng vẫn còn sử dụng được.
Hi vọng qua những thông tin Sài Gòn ATN chia sẻ trên đây, bạn đã biết tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là gì và cách tính như thế nào. Từ đó cũng hiểu rõ hơn phần nào về các quy định của Pháp luật đối với hạ tầng giao thông đường bộ.
Tham khảo thêm: Quy định về hành lang an toàn giao thông đường bộ
Bài viết liên quan
- Sơn vạch kẻ đường là gì?
- Bật mí 5 con đường đẹp nhất thế giới
- So sánh điểm giống và khác của cọc tiêu hình trụ và cọc tiêu hình chóp nón
- CÔNG TY PHƯƠNG NAM VINA | Giới thiệu, Review, Đánh giá
- Những điều thú vị về tín hiệu đèn giao thông trên thế giới
- Cách bảo vệ màu sơn xe ô tô luôn mới và đẹp
- Nguyên tắc và biện pháp phân luồng giao thông đường bộ
- Phương tiện giao thông đường bộ bao gồm những loại nào?
- Các mốc thời gian bảo dưỡng định kỳ xe ô tô
- Những cách khắc phục điểm mù trên xe ô tô
- Những điều cần lưu ý khi mua gương chiếu hậu ô tô
- Quy định và mức phạt lỗi xe ô tô, xe máy không có gương chiếu hậu