Khe Co Giãn Là Gì? Cấu Tạo, Phân Loại Và Các Bước Thi Công Chi Tiết
Trong lĩnh vực xây dựng và thi công cầu đường, khe co giãn đóng vai trò quan trọng giúp công trình bền vững trước tác động của thời tiết và tải trọng. Chắc hẳn bạn đã từng thấy những khoảng hở trên mặt cầu, nhưng liệu bạn có biết chúng có chức năng gì và được thiết kế như thế nào? Để hiểu rõ hơn về khe co giãn, các loại phổ biến và ứng dụng thực tế, hãy cùng ATN khám phá ngay sau đây!
1. Khái niệm về khe co giãn
Khe co giãn (khe biến dạng, khe nứt) là khoảng trống cần thiết giữa các dầm, giúp hạn chế nguy cơ rạn nứt bề mặt do tác động của giãn nở nhiệt. Với đặc tính chịu nhiệt độ cao, khả năng đàn hồi tốt và chống oxy hóa, loại vật liệu này giúp duy trì mặt đường bằng phẳng, đảm bảo sự êm ái khi phương tiện lưu thông. Đặc biệt, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa như ở Việt Nam, sự giãn nở của vật liệu có thể biến đổi khó lường, khiến khe co giãn trở thành yếu tố không thể thiếu trong các công trình cầu đường.
Trong thực tế, khe co giãn được ứng dụng phổ biến ở các công trình có chiều dài mặt sàn vượt 40m, những khu vực có nền đất yếu hoặc địa chất phức tạp. Kích thước của khe co giãn sẽ được điều chỉnh linh hoạt dựa trên nhiều yếu tố như: quy mô và loại hình công trình, điều kiện thời tiết, chệnh lệch về trọng lượng,…. khe có giãn sẽ có kích thước da động từ 15 – 500mm.

2. Tác dụng của khe co giãn là gì?
Mọi loại vật liệu đều có khả năng giãn nở hoặc co ngót khi chịu tác động của nhiệt độ. Các công trình cầu cống, đường xá thường tiếp xúc trực tiếp, thay đổi nhiệt độ đột ngột, cùng với áp lực từ các phương tiện giao thông. Do đó, nếu không thi công khe co giãn, công trình dễ nứt gãy, biến dạng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ và tính an toàn.
Hậu quả khi thiếu khe co giãn trong hệ thống cầu đường:
- Mặt đường xuất hiện các vết nứt, nứt vỡ nghiêm trọng
- Giảm tính thẩm mỹ của công trình
- Giảm tuổi thọ và khả năng chịu lực
- Gia tăng chi phí bảo trì và sửa chữa
- Nguy cơ mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến phương tiện và tính mạng con người.

3. Phân loại khe co giãn
Việc chọn lựa khe co giãn thích hợp cho cầu tùy thuộc vào các yếu tố như: kích thước công trình, sự giãn nở và co lại của bê tông khi nhiệt độ thay đổi, độ lún của nền móng tại vị trí xây dựng, tải trọng cầu, v.v. Dưới đây là một số loại khe co giãn thường được sử dụng trong các dự án giao thông tại Việt Nam:
3.1. Khe co giãn dạng răng lược
- Cấu tạo: Được sản xuất từ thép tấm với độ bền cao, khả năng chịu lực tốt.
- Hạn chế tối đa tiếng ồn trong quá trình lắp đặt và khi có phương tiện di chuyển qua.
- Thi công và lắp ghép đơn giản, giúp rút ngắn thời gian triển khai công trình.
- Khả năng chống thấm nước vượt trội, duy trì hiệu suất ổn định ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
- Thiết kế có chiều cao nhỏ, độ dày từ 32 – 40mm.
- Quá trình lắp đặt không yêu cầu cài đặt sẵn khe cắm trong dầm cầu, giúp quá trình thi công dễ dàng, thuận lợi hơn.
- Đáp ứng yêu cầu về chuyển vị, với khả năng giãn nở lên đến 320mm.

3.2. Khe co giãn kiểu ray trượt modul
- Cấu tạo: Gồm các thành phần chính như thanh thép định hình chuyên dụng, tấm ngăn nước bằng cao su, tấm trượt, tấm chịu lực, lò xo đàn hồi, hộp chuyển vị và cốt thép gia cố.
- oại khe co giãn này được áp dụng rộng rãi cho các cây cầu có độ chuyển vị lớn, thường dao động trong khoảng 160mm đến 2500mm.
- Khoảng trống giữa các thanh ray được lấp đầy bằng các dải cao su liên kết, giúp hạn chế bụi bẩn và hỗ trợ thoát nước hiệu quả. Nhờ đặc tính đàn hồi vượt trội và độ bền cao, sản phẩm này có trọng lượng nhẹ hơn so với dòng khe kiểu răng lược. Đặc biệt, giá thành rẻ và khả năng dịch chuyển linh hoạt, giúp phương tiện di chuyển êm ái trên cầu.

3.3. Khe co giãn bằng cao su
- Cấu tạo: Được chế tạo từ cao su tự nhiên hoặc các vật liệu đàn hồi khác, có khả năng hấp thụ chuyển động, rung động và chịu lực vượt trội. Việc lắp đặt và bảo dưỡng dễ dàng, phù hợp cho các cầu có nhịp vừa và nhỏ.
- Tại Việt Nam, hai loại khe co giãn phổ biến có kích thước 100 mm và 50 mm.

4. Cấu tạo khe co giãn đường bê tông
4.1 Cấu tạo khe co bê tông – Contraction joint/Control joint
Khe co, hay còn gọi là Control joint hoặc Contraction joint, được thiết kế để kiểm soát các vết nứt xuất hiện ngẫu nhiên trên bề mặt bê tông. Tác dụng chính của loại khe này là cho phép bề mặt bê tông nứt ở một vị trí được xác định trước, giúp hạn chế vết nứt lan rộng do hiện tượng co ngót vì nhiệt.

Theo tiêu chuẩn TCVN 9345:2012, khe co bê tông cần tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn.
Khe co giãn sẽ được thi công theo cách phổ biến sau:
- Cách 1: Chèn vật liệu như gỗ hoặc xốp vào vị trí cần tạo khe trước khi đổ bê tông. Đây là cách phổ biến nhất nhờ tính đơn giản và hiệu quả.
- Cách 2: Sử dụng dụng cụ chuyên dụng như bay để tạo khe khi bề mặt còn ướt. Tuy nhiên, phương pháp này ít được sử dụng hơn.
- Cách 3: Tiến hành cắt bề mặt khi bê tông đã đạt độ cứng tối thiểu (từ 6–18 giờ, không quá 24 giờ). Sau khi cắt, khe được trám bằng matit hoặc nhựa đường để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền.

4.2 Cấu tạo khe giãn bê tông – Expansion joint
Khe giãn bê tông, hay expansion joint, có nhiệm vụ phân tách các tấm sàn bê tông và kết cấu khác như cột, trụ, hay tường. Mục đích chính là cho phép các thành phần kết cấu chuyển động độc lập, hạn chế tối đa nguy cơ nứt gãy khi có sự chuyển động xảy ra. Việc thiết kế và thi công khe giãn bê tông phải tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN 9345:2012 để đảm bảo tính an toàn và độ bền.
Điểm khác biệt giữa khe giãn và khe co:
- Khe giãn cắt suốt chiều dày của bản bê tông, tách hẳn kết cấu thành hai phần riêng biệt. Khe giãn thường được đặt cách nhau từ 35–40m.
- Khe co chỉ cắt một phần bề dày, giữ nguyên tính liền mạch cơ bản của bề mặt bê tông. Khe co có khoảng cách gần hơn, chỉ từ 5–6m, tùy thuộc vào đặc tính công trình.

5. Hướng dẫn thi công khe co giãn
Công tác thi công khe co giãn đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền công trình và khả năng vận hành ổn định. Để đảm bảo chất lượng, quá trình lắp đặt cần được thực hiện kỹ lưỡng, giúp phương tiện di chuyển an toàn, êm ái.
- Bước 1: Tiến hành cắt và loại bỏ lớp bê tông nhựa, vệ sinh sạch sẽ rãnh khe co giãn, điều chỉnh lại vị trí của thép chờ, đồng thời lắp đặt hệ thống cốt thép theo đúng tiêu chuẩn.
- Bước 2: Gia cố thanh thép, thực hiện lắp đặt khe co giãn, đồng thời liên kết chắc chắn giữa cốt thép neo và thép chờ để đảm bảo kết cấu bền vững.
- Bước 3: Thi công ván khuôn, tiến hành bơm vữa không co ngót hoặc sử dụng bê tông có cường độ cao. Sau đó, kiểm tra độ phẳng bằng thiết bị đo chuyên dụng để đảm bảo bề mặt đồng đều, tránh lún nứt.
- Bước 4: Thực hiện bảo dưỡng bê tông theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Chỉ cho phép phương tiện lưu thông khi vật liệu đạt cường độ yêu cầu.

6. Những lưu ý cần nhớ khi cắt khe co giãn đường bê tông
Trong quá trình thi công khe co giãn cho đường bê tông, việc tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật là yếu tố quyết định để đảm bảo hiệu quả và độ bền của công trình. Dưới đây là những điểm cần lưu ý:
- Khe co nên được đặt cách nhau khoảng 24–36 lần chiều dày bê tông, thông thường là 30 lần. Ví dụ với mặt sàn bê tông dày 10cm, khoảng cách giữa các khe co sẽ là 3m.
- Độ sâu tối thiểu phải đạt ¼ chiều dày bê tông. Ví dụ, đối với tấm bê tông dày 10cm, khe co phải có độ sâu ít nhất 2,5cm.
- Khe cần được tạo sớm, trước khi bê tông bắt đầu co ngót, tức là trong vòng 12 tiếng sau khi đổ bê tông. Nếu làm chậm, các vết nứt không kiểm soát có thể xuất hiện.
- Khe giãn cần thông thoáng, không được chứa vật thể lạ như đá, vụn bê tông, đất cát, hay gạch vỡ. Những vật cản này có thể ảnh hưởng đến chuyển động của đầu mút bê tông khi biến dạng.
- Lớp bê tông tại khe giãn cần bị cắt đứt hoàn toàn. Bề rộng khe tối thiểu là 20mm.
- Thanh truyền lực nên được áp dụng trong các công trình chịu tải trọng lớn để đảm bảo độ bền.
- Sử dụng matit hoặc nhựa đường có tính đàn hồi cao. Vật liệu cần hấp thụ lực tốt và có khả năng trở lại trạng thái ban đầu sau khi biến dạng.

>> Xem qua quy chuẩn Việt Nam khi thi công khe co giãn:
Tiêu chuẩn kỹ thuật về thi công khe co giãn cầu có chèn Asphalt
7. Báo giá sản xuất và thi công khe co giãn hiện nay
Do thép và cao su là hai thành phần chính trong sản xuất, chi phí sản phẩm chịu ảnh hưởng lớn từ biến động giá của hai loại vật liệu này. Mức giá có thể thay đổi theo thời điểm, tùy thuộc vào thị trường. Bên cạnh đó, tổng chi phí hoàn thiện một công trình lắp đặt khe co giãn còn bị tác động bởi nhiều yếu tố khác như chi phí vận chuyển, bảo quản, các bước kiểm tra kỹ thuật, cũng như nhân công và trang thiết bị cần thiết cho quá trình thi công.

8. Vì sao nên lựa chọn mua và dịch vụ thi công khe co giãn tại Sài Gòn ATN?
Sài Gòn ATN tự hào là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp vật tư, thiết bị an toàn giao thông, trong đó có khe co giãn răng lược. Với nhiều năm kinh nghiệm và sự tín nhiệm của khách hàng, chúng tôi cam kết:
- Sản phẩm đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu về kích thước, mẫu mã, số lượng lớn.
- Giá cả cạnh tranh, tối ưu chi phí cho khách hàng.
- Giao hàng toàn quốc, đảm bảo tiến độ nhanh chóng.
- Chương trình khuyến mãi hấp dẫn, tri ân khách hàng thân thiết.
Ngoài khe co giãn răng lược, công ty còn cung cấp đa dạng sản phẩm và dịch vụ khác như hộ lan tôn lượn sóng, lan can cầu mạ kẽm nhúng nóng, biển báo giao thông, dải phân cách, lưới chống chói, giá long môn, sơn kẻ đường,… Tất cả sản phẩm đều được sản xuất với công nghệ tiên tiến, đảm bảo độ bền và hiệu suất sử dụng cao.
Liên hệ ngay hotline 0934 638 458 để được tư vấn tận tình và nhận báo giá chi tiết!

9. Những câu hỏi thường gặp
1. Khe co giãn được sử dụng trong các công trình dân dụng nào?
Khe co giãn không chỉ được áp dụng trong các công trình lớn như cầu đường mà còn phổ biến ở nhà cao tầng, nhà xưởng và thậm chí ở sàn bê tông trong nhà ở nhằm giảm thiểu nguy cơ nứt gãy do biến đổi nhiệt độ hoặc tải trọng.
2. Vì sao khe co giãn quan trọng trong điều kiện khí hậu nhiệt đới?
Ở các khu vực nhiệt đới, nhiệt độ thay đổi lớn giữa ngày và đêm hoặc giữa các mùa làm vật liệu giãn nở mạnh. Khe co giãn giúp hấp thụ các biến dạng này, bảo vệ công trình khỏi nứt vỡ không mong muốn.
3. Khe co giãn cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Tiêu chuẩn kỹ thuật cho khe co giãn được quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13067:2020 về khe co giãn thép dạng răng lược. Ngoài ra, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11823-14:2017 về thiết kế cầu đường bộ, phần 14: Khe co giãn và gói cầu cũng cung cấp hướng dẫn về thiết kế và lựa chọn các gối cầu và kết cấu khe co giãn mặt cầu.
Trong quá trình thi công xây dựng, khe co giãn là yếu tố quan trọng không thể thiếu để đảm bảo công trình có khả năng chịu lực tốt, thẩm mỹ cao và bền vững lâu dài. Nếu bạn đang tìm kiếm các giải pháp về khe co giãn chất lượng cho dự án cầu đường, đừng ngần ngại liên hệ với ATN. Chúng tôi cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tư vấn, lắp đặt khe co giãn chuyên nghiệp, giúp đảm bảo sự an toàn và hiệu quả cho công trình của bạn. Hãy liên hệ ngay để được hỗ trợ chi tiết!